Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

CỦ MÃ THẦY (CỦ NĂNG)



Mã thầy là một loại củ mọc dưới nước to bằng củ hành, bên ngoài mang lớp vỏ màu nâu đen. Trong dân gian, mã thầy còn có nhiều tên gọi khác như củ năn, bột tề, thủy vu, ô vu, ô từ, hắc sơn lăng, địa lật, hồng từ cô...

Củ mã thầy chứa 68,52% nước, 18,75% tinh bột, 2,25% đạm, 0,19% mỡ và 1,58% chất khoáng. Đặc biệt còn chứa Puchiin, một chất có tính kháng khuẩn không chịu nhiệt. Điều này giải thích tại sao dịch ép củ mã thầy lại có tác dụng ức chế đối với một số loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn coli...


55.000 / KG

CÁC MÓN ĂN TỪ MÃ THẦY

1. Bánh gạo nhân mã thầy

Món bánh làm từ quả mã thầy, hấp cùng với gạo, bạn đã thử bao giờ chưa? Cùng thử làm theo công thức này nhé!
Nguyên liệu

- 1.5 chén gạo nếp ngâm nước qua đêm, để ráo và đặt sang bên trước khi chuẩn bị chế biến.

- 1 chén thịt lợn nạc

- 1 muỗng canh hành hoa xắt nhỏ

- 1 quả trứng lớn

- ¼ muỗng cà phê muối

- ¼ muỗng cà phê bột ngọt

- ¼ muỗng cà phê hạt tiêu

- 1 muỗng canh nước tương

- 6 quả mã thầy, bóc vỏ, đập vỡ sau đó băm nhỏ




Cách làm:
- Ngoại trừ gạo nếp, trộn tất cả các thành phần với nhau trong bát lớn.
- Dùng tay vỗ nhẹ để viên thành hình quả bóng tròn nhỏ cho đến khi hết hỗn hợp.
- Chuẩn bị đun nồi hấp cho nước sôi.



- Lăn mỗi viên thịt trong gạo, sao cho gạo phủ đầy mỗi viên. Xếp chúng vào giá hấp cho đều, đặt lên trên nồi hơi nước và hấp trong vòng 20 phút.
- Khi bánh chín, bỏ ra ngoài, để hơi nguội và thưởng thức thôi.

2. Chè củ năng hạt sen
Món chè củ năng hạt sen rất tốt cho sức khỏe nên hãy dành thời gian nấu món này cho cả nhà thưởng thức bạn nhé!

Nguyên liệu:
- Củ năng (củ mã thầy)
- Hạt sen khô
- Đường kính hoặc đường phèn


Cách làm:
- Củ mã thầy sau khi rửa sạch bùn đất, các bạn đem gọt vỏ (có thể bổ đôi nếu củ to).
- Hạt sen ngâm nở với nước trong khoảng 1h rồi cho vào nồi ninh nhỏ lửa đến khi chín bở, các bạn chú ý không nên ninh quá lâu kẻo hạt sen bị vỡ nát làm nước chè bị đục.
- Vớt hạt sen ra bát, cho đường vào ướp, thỉnh thoảng đảo nhẹ cho đường ngấm đều.



- Khi đường tan hết, các bạn trút hạt sen trở lại nồi chè, bật bếp đun sôi rồi cho củ năng vào đun cùng.
- Nếu đun quá lâu củ năng sẽ bị nhừ, mất đi độ giòn ngọt ban đầu. Vì vậy sau khi cho củ năng vào đun, các bạn chỉ cần dùng muôi quấy nhẹ trong khoảng 1-2 phút rồi tắt bếp luôn nhé. Múc chè củ năng hạt sen ra bát, dùng nóng hay lạnh đều ngon.

3. Củ năng kho sườn
Nguyên liệu:
- Sườn thăn: 300 g
- Củ năng (củ mã thầy): 5 củ
- Củ sả: 3 củ
- Hành, tỏi, gừng: 1 củ
- Hành hoa: 2 nhánh
- Dầu ăn, dầu hào, mì chính, bột nêm, mắm ngon

Cách làm:
- Củ năng gọt vỏ rửa sạch bổ làm bốn, hành, tỏi bóc vỏ, băm nhỏ, gừng cạo vỏ thái chỉ, sả bóc vỏ ngoài thái mỏng.


- Phi thơm hành tỏi với một chút dầu ăn.
- Cho sườn vào xào sơ qua khoảng 5 phút, nêm 2 thìa mắm ngon, 1 thìa bột nêm vào xào.
- Đổ ½ bát nước con đậy vung đun lửa liu riu để sườn chín mềm. Đun khoảng 5 phút.
- Khi phần nước gần cạn cho sả thái nhỏ vào đảo đều.
- Tiếp đến là củ năng. Đậy vung sóc đều để hỗn hợp ngấm gia vị. Đun nhỏ lửa đến khi phần sườn chín mềm.
- Khi thịt chín, cho phần hành hoa cùng gừng thái chỉ vào đảo nhanh tay.

- Thêm một ít dầu hào rồi trộn đều để món ăn thêm hấp dẫn.

QUẢ LA HÁN (LA HÁN QUẢ)


Quả la hán là loại quả có hình cầu, đường kính khoảng 5 - 7cm, khi tươi có màu xanh lục, khi khô chuyển sang màu nâu. Thịt quả mọng, chứa nhiều hạt. Thịt quả có chứa các chất đường hữu cơ như fructose, glucose.


Trong thịt quả la hán có chứa một nhóm glycosides loại tecpen, gọi chung là mogrosides, chiếm khoảng 1% phần thịt của quả. Mogrosides là chất tạo ra vị ngọt.
Cả quả khô lẫn quả tươi đều được dùng để chiết, và chế biến thành một chất bột có thể chứa ít nhất 80% mogrosides. Hỗn hợp mogrosides trong quả la hán cho vị ngọt cao hơn khoảng 300 lần so với vị ngọt của đường mía (tính theo trọng lượng). Như thế, bột chiết 80 % sẽ ngọt gấp 250 lần so với đường mía. Mogroside nguyên chất có thể ngọt gấp 400 lần so với đường mía.

Theo Đông y, thịt quả la hán có vị ngọt, tính mát, không độc. Tác dụng nhuận phế (làm mát phổi), hóa đàm (làm tan đàm), chỉ khát (làm hết khát nước), nhuận tràng. Thường được dùng để chữa ho phế nhiệt và ho do đàm hỏa (đàm vàng đặc, khó khạc), viêm hầu họng, viêm phế quản cấp, khản tiếng, cổ họng khô khát, đại tiện táo…
Ngoài ra, nó còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, giúp giảm lipid máu, chống oxy hóa, chống dị ứng, làm chất tạo vị ngọt có ích cho người bị đái tháo đường…Quả la hán dùng thích hợp cho những người bị nóng bứt rứt trong người, hơi thở nóng, ho đàm đặc, đàm vàng, khô vùng hầu họng.

Ngày uống 5 - 15g dạng thuốc sắc, hãm nước sôi hay hấp chín để uống (có trường hợp dùng tới 30g).

Để chữa táo bón, người ta thường phối hợp la hán với mật ong.

Món ăn chế biến với thịt quả la hán (50g) và thịt heo nạc (100g), rất có ích cho người đang điều trị bệnh lao phổi.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

NHÁI KHÔ AN GIANG

CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM

Khô nhái: dân sành nhậu phong cho cái tên mỹ miều là “Mỹ nữ chân dài”. Khô nhái là món lạ khô nhái dần trở thành món nhấm rượu cực kỳ “độc và lạ” của dân chơi thứ thiệt (Món này mà nhậu thì tốn rượu bia lắm các bác ạ).
650.000đ/kg 



Món này ngon nhất là khi chiên, thực khách có thể nhai cả xương lẫn thịt. Chiên xong, ngửi đã thấy mùi thơm, ăn vào lại có vị ngọt dịu, cay mặn, béo ngậy và giòn, có thể coi là món ăn tinh túy thiên nhiên mang lại.

Bắc chảo dầu cho nóng, phi tỏi cho thơm, bỏ khô nhái vào từng nắm chiên khoảng 15 đến 20 giây thấy khô vàng vớt ra cho lên giấy thấm dầu ăn chung với nước mắm ớt, lá chanh thì không gì ngon bằng. Mới nghe thôi đã thấy thèm các bác ạ.

GIÒ ĐÀ ĐIỂU NGON RẺ

Chào các mẹ. Chắc nhiều mẹ đã biết về món thịt đà điểu - hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm, ngon, bổ, so sánh với thịt gà, bò, thỏ... cao hơn nhiều mà ko chứa nhiều colesterol, chất béo; rất có lợi cho sức khỏe... Mình lập topic này thăm dò các mẹ món về thịt đà điểu và các chế phẩm từ thịt đà điểu nhưng trước hết là món giò đà điểu, giò gói khuôn nhỏ dễ ăn, dễ bảo quản.
12.000/CÁI
Giò tươi mới gói các mẹ có thể để ngăn mát tủ lạnh, lấy ra luộc (hấp) ăn ngon nhất trong 3 ngày, có thể để được tới 1 tuần (tất nhiện sẽ ko ngon tuyệt như 3 ngày đầu). Nếu để ngăn đá, có thể để hàng tháng. Khi ăn các mẹ dỡ khỏi tủ, rã đông tự nhiên (có thể dùng vi sóng rã đông) rồi luộc (lâu hơn 16') ăn vẫn ngon lành Món này có thể dùng ăn chơi, các papa nhậu, măm với cơm, với bún, với mì tôm ăn sáng, cho bé con măm nhanh. Cực thơm, mềm ngon, tiện dụng... Và đặc biệt bọn nhóc tì nhà chúng ta sẽ măm ngon lắm đó (yên tâm cho măm vì biết chắc rằng ko hàn the, ko chất bảo quản, ko phụ gia)
Cách luộc giò : Cho giò cả lá vào nồi ngập nước đun sôi khoảng 15 phút là bắc ra bỏ lá chấm với tương ớt ăn nóng, chắc chắn sẽ ngon tuyệt với vị thơm ngọt đậm đà của thịt, vị cay cay của tương ớt, không còn gì tuyệt hơn.

Quy cách : Mỗi chiếc nặng 60 gram (6 hoa) mỗi gói 10

chiếc tương ứng với 600gram giò.

Giá : 10 chiếc /140.000đ